Viện Y học biển được thành lập ngày 27/3/2001 trên cơ sở tiền thân là Trung tâm Y học và Môi trường biển, Trường Đại học Y Hải Phòng. Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, một chặng đường đầy khó khăn, vất vả nhưng rất đáng tự hào với những thành công vẻ vang đáng ghi nhận, Viện Y học biển đã từng bước trưởng thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao

CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆN Y HỌC BIỂN TRONG 20 NĂM (27/3/2001-27/3/2021)

  1. Giai đoạn trước khi thành lập Viện

Quá trình hình thành của Viện Y học biển gắn liền với sự phát triển của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Các đơn vị tiền thân:

– Năm 1991, Đại học Y Hải Phòng đã thành lập “Đơn vị nghiên cứu Y học biển” với 03 cán bộ do PGS.TS Nguyễn Đức Lung, Hiệu trưởng kiêm Trưởng đơn vị; BS Nguyễn Trường Sơn, người vừa được đào tạo chuyên ngành Y học biển tại Cộng hòa Ba Lan trở về làm thường trực điều hành hoạt động của Đơn vị và BS Phạm Văn Thức làm thư ký Đơn vị. Trụ sở của đơn vị tại Trường ĐẠihọc Y Hải Phòng, địa chỉ : 225 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.

– Tháng 8/1995, Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép Đại học Y Hải Phòng (lúc đó là Phân hiệu 2 của Đại học Y Hà Nội) thành lập “Trung tâm Y học và Môi trường biển”. Sau 5 năm xây dựng và hoạt động tích cực, Trung tâm đã gặt hái được rất nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học biển, đào tạo nguồn nhân lực Y học biển cho Ngành và các ngành kinh tế biển, chăm sóc sức khỏe cho lao động và nhân dân vùng biển, đảo và phát triển chuyên ngành, Trung tâm đã có những đóng góp quan trọng cho việc ra đời của Trường Đại học Y Hải Phòng.

          – Ngày 25 tháng 01 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng và cùng thời gian này Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ký Quyết định thành lập Bộ môn Y học biển, nay là Khoa Y học biển của Đại học Y Hải Phòng nay là  Đại học Y Dược Hải Phòng.

          – Tháng 6/1999, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Kết hợp quân dân y trong cấp cứu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho quân và dân trên vùng biển đảo” với rất nhiều Lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến biển tham dự. Kết luận Hội thảo này, thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng đã đề nghị thành lập Viện Y học biển Quốc gia trên cơ sở Trung tâm Y học và Môi trường biển thuộc Trường Đại học Y Dược Hải Phòng và nâng cấp Bệnh viện 5/8 thuộc Quân chủng Hải quân thành Viện Y học Hải quân.

  1. Giai đoạn thành lập và hoàn chỉnh mô hình hoạt động của Viện

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Trung tâm Y học và Môi trường biển đã tích cực chuẩn bị Đề án thành lập Viện Y học biển, lấy ý kiến đóng góp của các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành liên quan. Mặc dù có những khó khăn nhất định, tuy nhiên, với nhãn quan chiến lược của Lãnh đạo Bộ Y tế về vấn đề y tế biển, đảo cộng với sự chỉ đạo sát sao của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế (đặc biệt là Vụ TCCB, KH-TC, Vụ Điều trị nay là Cục QLKCB, Vụ TTB&CTYT, Cục Khoa học và Đào tạo), sự giúp đỡ ủng hộ của các Bộ và các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng, ngành Y tế địa phương và các bạn đồng nghiệp, cuối cùng con tàu Viện Y học biển cũng được hoàn thành và hạ thủy theo Quyết định số 930/QĐ-BYT hồi 17 giờ 15 phút ngày 27/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương trong niềm vui vô hạn của những con người đã lao động không tiếc sức mình xây dựng nên con tàu Viện Y học biển hôm nay.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này Viện Y học biển phải hoạt động theo cơ chế bán công, không có kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, không có biên chế và không có trụ sở làm việc riêng. Từ tháng 3 đến tháng 8/2001, Viện chưa được bổ nhiệm người lãnh đạo, chưa có con dấu để hoạt động, vì lẽ đó Viện phải chủ động hoạt động theo cơ chế xã hội hóa nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì là đơn vị mới được thành lập, cơ sở vật chất rất thiếu thốn, toàn bộ cán bộ nhân viên lúc ấy chỉ có 24 người (trong đó có 10 cán bộ kiêm nhiệm của Trường và 14 lao động hợp đồng), nhưng bằng ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin mãnh liệt vào tương lai của sự nghiệp y tế và y học biển nước nhà cùng với tinh thần đoàn kết đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên trong Viện mà chúng tôi đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, sóng gió và cả bão tố trên hành trình xây dựng, phát triển Viện và chuyên ngành Y học biển. Cuối cùng “Con tàu Viện Y học biển” vẫn vững vàng lướt sóng ra khơi, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và các lao động trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Đến tháng 8/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm TS Nguyễn Trường Sơn làm Phó Viện trưởng, phụ trách Viện. Trong thời gian này, Viện vừa phải tự lo kinh phí trang trải cho mọi hoạt động, vừa xây dựng chuyên ngành Y học biển, xây dựng Bộ môn Y học biển và đào tạo nguồn nhân lực y học biển, vừa phải đi tìm nguồn vốn để xây dựng Viện (lúc này Viện đã được UBND Thành phố Hải Phòng cấp 3,2 ha đất tại khu đất qui hoạch là vị trí của Viện hiện nay), đồng thời Viện vẫn bảo đảm công tác nghiên cứu khoa học Y học biển và tham gia đào tạo đại học và sau đại học cùng với Đại học Y Hải Phòng.

          Tháng 8/2002, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã giao nhiệm vụ cho các Vụ, Cục chức năng xây dựng dự thảo “Nghị định Chính phủ” qui định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 15/5/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Viện Y học biển từ một Viện bán công đã được xác định là một trong 49 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Đến tháng 6/2003, trước tình hình khó khăn trong việc xây dựng, phát triển Viện và những đòi hỏi từ thực tế công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho lao động và nhân dân trong vùng biển đảo của cả nước, góp phần vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, với một Viện hoạt động theo cơ chế bán công khó có điều kiện để đáp ứng được các chức năng và nhiệm vụ Bộ giao. Vì lẽ đó, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã ký Quyết định số 2219/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 cho phép chuyển đổi cơ chế hoạt động của Viện Y học biển từ bán công sang loại hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp có thu.

  1. Giai đoạn phát triển Viện

Từ các cơ sở pháp lý nêu trên, Viện Y học biển đã bước sang một trang sử mới với nhiều điều kiện tốt hơn để xây dựng và phát triển.

Tháng 8/2003 Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Quyền Viện trưởng cho TS Nguyễn Trường Sơn. Tháng 10/2003 Bộ trưởng ký Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Y học biển. Tất cả sự quan tâm trên của Bộ Y tế là niềm cổ vũ lớn lao cho toàn thể cán bộ nhân viên trên con đường xây dựng và phát triển “con tàu Y học biển Việt Nam”. Tháng 10/2003, Bộ trưởng phê duyệt Dự án xây dựng mới Viện Y học biển trên khu đất được thành phố cấp nhưng chưa thu hồi được do chưa có kinh phí. Cũng vào năm này, Viện Y học biển nhận tin vui là có 02 cán bộ: TS. Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng và TS. Phạm Văn Thức, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo được Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư.

Trong lúc Viện vừa được chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bán công sang loại hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp có thu, thì lại Viện lại gặp khó khăn khác. Tháng 1/2004, Trường ĐHYHP quyết định thu hồi cơ sở làm việc của Viện tại khuôn viên cũ của Trường vào những ngày sát tết nguyên đán, trong khi địa điểm làm việc mới chưa có. Chính lúc này, doanh nghiệp Mai Anh đã hỗ trợ Viện, cho mượn địa điểm tại 513 đường Nguyễn Văn Linh và cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ, Viện đã xây dựng được một số nhà tạm để duy trì hoạt động và tiếp tục triển khai Dự án xây dựng khu làm việc mới của Viện và đúng ngày 27 Tết nguyên đán năm 2004, Viện hoàn thành việc di chuyển đến địa điểm làm việc mới.

Tháng 3/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã bổ nhiệm 02 Phó Viện trưởng và 04 Trưởng các phòng chức năng. Tổ chức bộ máy dần được kiện toàn, các khoa chuyên môn được thành lập bổ sung, nâng tổng số khoa lên 04 khoa gồm: khoa Khám bệnh và quản lý sức khỏe thuyền viên, khoa Thăm chức năng và thử sóng, Khoa Xét nghiệm tổng hợp, khoa Cấp cứu biển và Tele-Medicine. Tháng 8/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Y học biển cho PGS.TS Nguyễn Trường Sơn.

          Năm 2006, trong lúc các hoạt động của Viện đang dần đi vào ổn định thì lại có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo Viện. PGS.TS Phạm Văn Thức, Phó Viện trưởng được Bộ trưởng Bộ Y tế điều động trở lại Trường ĐHYHP công tác, bộ máy lãnh đạo Viện đã mỏng, nay càng mỏng hơn và khó khăn hơn trong triển khai các hoạt động.

          Tuy nhiên, Viện vẫn nỗ lực cố gắng để triển khai các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được Bộ giao. Tháng 11/2007, Viện phối hợp với Hội Y học biển Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ 2 về phát triển Y tế biển, đảo với chủ đề “Vì sức khỏe của cộng đồng lao động và nhân dân sinh sống và làm việc trên biển, đảo”.

Tháng 6/2007, Bộ trưởng đã ký Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Viện Y học biển vào tháng 10/2008. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc điều hành, quản lý mọi hoạt động của Viện.

Tháng 2/2009, Bộ có chủ trương tái cơ cấu một số đơn vị trực thuộc Bộ, Viện Y học biển cũng là một trong những đơn vị được Bộ có chủ trương sát nhập với Đại học Y Hải Phòng. Chủ trương này cũng đã làm cho các hoạt động của Viện gặp không ít khó khăn, tinh thần của cán bộ nhân viên không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng. Sau đó, nhờ sự sáng suốt của Lãnh đạo Bộ và sự kiên trì của tập thể lãnh đạo Viện mà con tàu Viện Y học biển không bị lệch hướng và vẫn tiếp tục hành trình.

Một sự kiện hết sức quan trọng là vào ngày 15/4/2010, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng về  thăm và dự lễ khai trương trụ sở làm việc của Viện, đồng thời có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng TW Đảng, Thường trực thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và tập thể lãnh đạo Viện Y học biển về vai trò công tác y tế biển, đảo trong việc triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Ban chấp hành Trung ương khóa 10 về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Sau chuyến thăm và làm việc, ngày 26/4/2010 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 518/TB-VPTW về việc “Phát triển lĩnh vực Y học biển và mạng lưới y tế biển đảo Quốc gia”, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc triển khai thắng lợi Nghị quyết Hội nghị 4 của BCH TWĐCSVN khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Đây chính là kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành Y học biển và lĩnh vực y tế biển của nước ta trong giai đoạn mới.

          Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Viện Y học biển đã đề nghị với Lãnh đạo Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo “Đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai. Ngày 07/02/2013, Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 317/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”, nội dung của Đề án chính là kim chỉ nam cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành Y học biển Việt Nam nói riêng và y tế biển nói chung.

 Chuyên ngành Y học biển đã bước đầu khẳng định được vị trí và chỗ đứng trong nền y học và y tế nước nhà.

  1. Sự phát triển của tổ chức đảng và các tổ chức chính trị xã hội

– Công đoàn cơ sở Viện Y học biển được thành lập ngày 17/01/2022, trực thuộc Ban chấp hành Liên đoàn lao động quận Ngô Quyền (theo Quyết định số 96/QĐ-CĐ ngày 17/01/2022 của BCH LĐLĐ quận Ngô Quyền), BCH Công đoàn lâm thời gồm 3 đ/c, đ/c Trần Thị Quỳnh Chi giữ chức Chủ tịch Công đoàn đầu tiên. Đến ngày 17/8/2006 Công đoàn cơ sở Viện Y học biển chuyển trực thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam.

– Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện Y học biển được thành lập ngày 18/12/2002, trực thuộc Đoàn Quận Ngô Quyền (theo Quyết định số 105-QĐ/ĐTN ngày 18/12/2002 của BCH Đoàn Quận Ngô Quyền), BCH Đoàn lâm thời gồm 05 đ/c, đ/c Nguyễn Tuấn Đức giữ chức Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đầu tiên.

– Chi bộ cơ sở Viện Y học biển được thành lập ngày 20/10/2003 trực thuộc Quận ủy Ngô Quyền với 3 đảng viên, Bí thư Chi bộ lâm thời là đ/c Phạm Văn Thức, sau đó Chi bộ kết nạp dần các quần chúng ưu tú của Viện vào Đảng. Đến tháng 8/2008, Chi bộ Viện được chuyển giao về trực thộc Đảng bộ Quận Lê chân.

Đảng bộ Viện Y học biển được thành lập trên cơ sở Chi bộ Viện Y học biển theo Quyết định số 148-QĐ/QU ngày 26/7/2011, trực thuộc Đảng bộ Quận Lê Chân. Đến nay Đảng bộ đã có 85 đảng viên, sinh hoạt tại 5 Chi bộ trực thuộc. Nhiều năm liền được Quận ủy Lê Chân công nhận là Đảng bộ đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu của Quận.

Trong quá trình hình thành và phát triển, cấp ủy Đảng của Viện đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức Công đoàn Viện và Đoàn thanh niên Viện hoạt động ngày càng có hiệu quả, đi vào chiều sâu, đã động viên được tinh thần toàn thể cán bộ nhân viên đưa các phong trào đoàn thể ngày càng phát triển đồng thời thúc đẩy các hoạt động chuyên môn của Viện ngày càng phát triển.

         

 

– Huân chương lao động hạng Nhì năm 2016.

– Huân chương lao động hạng Ba năm 2010.

– Cờ thi đua của Chính phủ năm 2016, năm 2019.

– Cờ thi đua của Bộ Y tế năm 2014, năm 2020, năm 2021.

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006.

– Giải thưởng Đặng Văn Ngữ năm 2019.

– Nhiều năm liền tập thể Viện Y học biển đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc: Từ năm 2012 đến năm 2021.

– Nhiều Bằng khen cấp Bộ, UBND Thành phố Hải Phòng và các đoàn thể Trung ương, Thành phố.

Upload Image...

Huân chương lao động hạng Nhì

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn năm 2016, năm 2021.

Huân chương lao động hạng Ba

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn năm 2010.

– TTƯT.BSCKI Trương Thị An năm 2013.

– TTƯT.PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi năm 2021.

Bằng khen Thủ tướng Chính Phủ

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn năm 2006.

– TTƯT.BSCKI Trương Thị An năm 2011.

– TTƯT.PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi năm 2011, 2016.

– ThS.BS Triệu Thị Thuý Hương năm 2016.

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn, nguyên Viện trưởng.

– TTƯT.BSCKI Trương Thị An, nguyên Phó Viện trưởng.

– TTƯT.PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi, Viện trưởng

* Danh hiệu Chiến sỹ thi đua Toàn quốc

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn, nguyên Viện trưởng (năm 2013).

* Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ

– TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn, nguyên Viện trưởng (năm 2004, 2007, 2010, 2013).

– TTƯT.PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi, Viện trưởng (năm 2010, 2013).

– TTƯT.BSCKI Trương Thị An, nguyên Phó Viện trưởng (năm 2007, 2011, 2014).

– ThS.BS Triệu Thị Thuý Hương, Phó Viện trưởng (năm 2014).

– ThS.BS Hồ Thị Tố Nga, Trưởng phòng KHTH-CĐT (năm 2010).

TTND.GS.TS Nguyễn Trường Sơn được tặng các khen thưởng sau:

  • Huy chương Vì Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
  • Huy chương Vì Sự nghiệp khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam;
  • Huy chương Vì thế hệ trẻ;
  • Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục;
  • Huy hiệu Chiến sỹ Trường Sa;
  • Huy hiệu và Bằng Lao động sáng tạo;

TTUT.PGS.TS Trần Thị Quỳnh Chi, Viện trưởng

  • Huy hiệu và Bằng Lao động sáng tạo năm 2006.
  1. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA VIỆN Y HỌC BIỂN
  2. Vai trò của hệ thống biển đảo trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh chủ quyền biển của đất nước

Nước ta nằm trên bờ biển Đông, lãnh thổ nước ta được bao bọc bởi bờ biển trải dài 3.260 km trên 3 hướng: Đông, Đông Nam và Tây Nam. Trung bình, cứ 100 km2 đất liền của Việt Nam có 1 km bờ biển. Biển Đông là một biển lớn, về tầm quan trọng được xếp loại thứ 2 trên thế giới sau Địa Trung Hải, một bộ phận quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; là đầu mối giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch giữa Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau. Biển Đông được đánh giá là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất – nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, thế kỷ XXI là thế kỷ Châu Á – Thái Bình Dương. Theo nhiều dự báo khoa học, biển Đông giàu tài nguyên sinh vật và không sinh vật – đặc biệt là dầu khí. Nước ta nằm ở khu vực trung tâm Biển Đông, vì vậy, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trên các mặt chiến lược, kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta trước mắt và lâu dài.

Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có khoảng 1000 đảo có thường dân sinh sống. Sự có mặt của các lao động và thường dân trên khắp các vùng biển của Tổ quốc là thể hiện vững chắc nhất chủ quyền và an ninh trên biển của đất nước. Sự có mặt của các thường dân trên các hòn đảo xa xôi đã góp phần quyết định cho việc chúng ta được quyền sở hữu một vùng biển rộng tới trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên hết sức dồi dào.

  1. Vai trò của lực lượng lao động và nhân dân trên vùng biển đảo

Biển bao quanh nước ta trên cả 3 hướng: Đông, Đông Nam và Tây Nam. Nước ta có 28 tỉnh, thành phố ven biển, 13 huyện đảo, 152 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ven biển và hàng ngàn thôn, xã đảo.

Các trung tâm kinh tế lớn của đất nước hầu hết tập trung ở khu vực ven biển. Dân số của các tỉnh, thành ven biển chiếm xấp xỉ 50% dân số cả nước, trong đó lực lượng lao động của tất cả các ngành kinh tế biển hiện có khoảng gần 6 triệu người, đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước (khoảng 50% GDP của cả nước) và góp phần cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng trên hướng biển của đất nước.

Việc hiện diện của thường dân Việt Nam trên các tuyến đảo và các hoạt động sản xuất trên biển là sự khẳng định mạnh mẽ nhất chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của nước ta (theo Công ước quốc tế về lãnh thổ của Liên hiệp quốc).

  1. Thực trạng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng lao động và nhân dân trên vùng biển đảo

Do đặc điểm về cấu trúc địa lý của hệ thống biển đảo là các đảo thường đứng độc lập và cách xa nhau, giao thông liên lạc giữa các đảo với nhau và với đất liền rất khó khăn, nhất là khi biển động.

Việc phân bố dân cư trên đảo không tập trung, rất thưa thớt. Do vậy, việc bố trí hệ thống tổ chức y tế như mô hình y tế trên đất liền rất không phù hợp và đôi khi rất lãng phí, trong khi chất lượng phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, các lao động trên biển còn rất nhiều bất cập và hiệu quả không cao.

3.1. Thực trạng hoạt động y tế của các ngành kinh tế biển

Từ sau khi năm 1990, khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết các cơ sở y tế của các ngành kinh tế biển về cơ bản đã bị phá vỡ và gần như không còn hoạt động. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho lao động các ngành kinh tế biển trở nên hết sức khó khăn.

  • Y tế ngành Hàng hải

Đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay. Ngoại trừ các cơ sở cảng, đóng sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ… còn một số đơn vị có y tế cơ quan, nhưng không còn hệ thống bệnh xá cơ quan. Còn ngành Hàng hải, trước đây tất cả các tàu đi biển đều có bác sỹ, hiện nay không còn nữa. Theo Công ước quốc tế, các tàu đi biển nếu không có bác sỹ thì phải đào tạo kiến thức y học biển cho sỹ quan boong để thay thế chức danh sỹ quan y tế trên tàu biển, nhưng ngành Hàng hải của nước ta hiện nay trừ Công ty VOSCO, VITRANSCHART, VIPCO là có đào tạo nhưng số lượng rất ít, nhiều người đã nghỉ hưu, còn lại tất cả đều không có sỹ quan đạt tiêu chuẩn theo quy định Quốc tế để phụ trách công tác y tế trên tàu. Lâu nay Bộ Giao thông vận tải đã giao cho các trường dạy nghề đi biển đào tạo sỹ quan y tế trên tàu, điều này là không phù hợp.

Bên cạnh đó, trang thiết bị, thuốc và dụng cụ y tế cung cấp cho tàu theo qui định quốc tế không được thực hiện nghiêm, dẫn đến hệ lụy là nhiều tàu Việt Nam không đủ tiêu chuẩn an toàn để đi biển nên đã có nhiều tàu bị bắt giữ và bị phạt tại các cảng nước ngoài (theo thông báo của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO thì nước ta là một trong mười nước có số lượng tàu bị bắt giữ cao nhất thế giới vì không đủ tiêu chuẩn an toàn đi biển). Cũng do thiếu thuốc, thiết bị và đặc biệt là thiếu người được đào tạo về y tế, nên nhiều trường hợp tai nạn, ốm đau của thuyền viên xảy ra trên biển không được cứu chữa kịp thời đã bị tử vong hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Ngành đóng tàu biển của nước ta đang trên đà khởi sắc, tuy nhiên, việc thiết kế, trang bị cho các phòng y tế trên tàu theo qui định quốc tế cũng chưa được quan tâm đúng mức.

  • Y tế ngành Thủy sản

Với trên 5 triệu lao động và xấp xỉ 130.000 tàu thuyền đánh bắt cá trên biển, trong đó có 30.000 tàu đánh bắt xa bờ, nhưng mạng lưới y tế ngành hoàn toàn không có. Ngư dân đi biển phần lớn là dân nghèo nhưng phải hoàn toàn phó thác số mệnh cho may rủi. Nhiều trường hợp tai nạn hoặc bệnh tật dẫn đến tử vong trên biển do không được cứu chữa kịp thời. Chỉ riêng một tập đoàn đánh cá xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng từ năm 2002 – 2007 cũng đã có 25 trường hợp tử vong trên biển do các tàu không có thuốc để cấp cứu. Nguy hiểm nhất là những tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, phải làm việc trên biển xa hàng tháng trời, nếu có cấp cứu thì tàu phải bỏ ngư trường đi mấy ngày mới vào đến bờ thì đã quá muộn, không kịp cứu chữa được nữa.

Một vấn đề được dư luận quan tâm hiện nay là dọc theo chiều dài 3260 km bờ biển nước ta có rất nhiều các ngư dân hành nghề lặn biển đánh bắt hải sản bằng các phương pháp nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng xấu đến môi trường biển. Hầu hết họ là dân nghèo, không được đào tạo nghề lặn biển, do đó hàng năm có hàng ngàn thợ lặn bị tai nạn khi lặn do thay đổi áp suất nước. Trong số đó có nhiều người đã tử vong mà báo chí đã nhiều lần lên tiếng với chủ đề “Những giọt nước mắt từ biển”. Có những xã ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nam giới cả xã đi lặn thuê và theo thống kê đã có tới trên 100 người bị tàn phế và tử vong. Ở Hải Phòng, xung quanh ngư trường Bạch Long Vỹ, ngư trường Cô Tô, Quảng Ninh cũng thường xuyên xảy ra các trường hợp tai biến do lặn đánh bắt hải sản, đặc biệt là mò bào ngư, các ngư dân này không được điều trị kịp thời do thiếu thiết bị điều trị chuyên dụng và thiếu phương tiện chuyên chở, khi vận chuyển đến Viện Y học biển nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị tai biến nặng.

Các loại tai nạn và bệnh lý do lặn đòi hỏi phải có thiết bị đặc chủng và chuyên khoa sâu để điều trị (Buồng cao áp và bác sỹ chuyên khoa Y học dưới nước và cao áp). Tất cả các thợ lặn phải được huấn luyện kỹ năng an toàn lặn và xử lý cấp cứu ban đầu khi bị tai biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay còn thiếu cả nguồn nhân lực chuyên môn và thiết bị chuyên dụng để cấp cứu và điều trị triệt để các tai biến và bệnh lý do lặn, nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả cấp cứu và điều trị rất hạn chế.

Do vậy, để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải thiết lập mạng lưới Y học biển dọc theo chiều dài đất nước nhăm đáp ứng các yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích và bệnh lý nghề nghiệp biển.

  • Y tế ngành Du lịch (du lịch biển)

Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, lợi nhuận rất cao. Trong các hoạt động du lịch thì du lịch biển chiến khoảng 70% bao gồm nhiều loại hình: tắm biển, lướt ván, lướt dù, thuyền buồm và đặc biệt là du lịch lặn biển. Biển nước ta có rất nhiều lợi thế có thể thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động đảm bảo an toàn sức khỏe và sinh mạng cho du khách chưa được ngành Du lịch quan tâm nên sức thu hút khách du lịch còn rất nhiều hạn chế. Điển hình là ở Khánh Hòa, Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Phú Quốc, Kiên Giang… đang phát triển rất mạnh loại hình du lịch lặn biển, nhưng cơ sở y tế biển chưa có, nên khi khách du lịch quốc tế bị tai biến lặn thường phải đến những nơi có chuyên khoa y học dưới nước và cao áp để điều trị (trước đây khách quốc tế phải chuyển đi Thái Lan để điều trị, nay phải chuyển về Viện Y học biển tại Hải Phòng để điều trị), điều đó cũng góp phần làm giảm sức thu hút khách quốc tế đến với các tỉnh giàu tiềm năng du lịch biển.

  • Y tế ngành Dầu khí

Do đặc thù là các đơn vị liên doanh với nước ngoài, công tác y tế được đối tác chú trọng đầu tư hơn, nhưng đến nay cũng chỉ có Trung tâm y tế của Liên doanh dầu khí Việt -Nga (Vietsovpetro) là được đầu tư tương đối tốt, hoạt động tự chủ. Nhiều cán bộ của Trung tâm chưa được đào tạo về chuyên khoa Y học biển nên hoạt động chuyên ngành cũng còn có những khó khăn nhất định.

3.2. Y tế của lực lượng tìm kiếm cứu nạn

Lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên biển từ bình diện quốc gia, đến ngành và địa phương chưa được huấn luyện về các kỹ năng cấp cứu trên biển và những vấn đề y tế biển liên quan.

Các tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng (SAR) của lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải tại các khu vực Bắc, Trung, Nam có định biên bác sỹ, nhưng hầu hết họ cũng chưa được đào tạo chuyên môn về cấp cứu và phòng chống thảm họa biển, nên khả năng thực thi nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

3.3. Y tế của các tỉnh, thành phố ven biển

  • Hệ thống y tế ven bờ

Hệ thống tổ chức y tế của các địa phương ven biển hiện thời mới chỉ đáp ứng cơ bản công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở trên bờ, còn việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động biển còn nhiều bất cập, do đó các địa phương ven biển và cả các ngành kinh tế biển cần phải có một tổ chức y tế biển riêng được trang bị thiết bị chuyên dụng riêng với đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo về Y học biển tốt, đủ khả năng cấp cứu, điều trị những tai biến và bệnh lý đặc thù của lao động biển.

  • Hệ thống y tế trên các đảo

Được tổ chức gần tương tự như tổ chức y tế trên đất liền. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ y tế rất mỏng và thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đủ khả năng giải quyết cấp cứu các trường hợp tai nạn và bệnh lý nội, ngoại khoa. Việc chẩn đoán và điều trị các loại tai biến và bệnh lý đặc thù của lao động trên biển và dưới nước càng khó khăn hơn khi các cán bộ y tế chưa được đào tạo về chuyên khoa Y học biển nói chung và chuyên khoa Y học dưới nước và cao áp nói riêng.

Vấn đề trang thiết bị y tế: hiện nay nhiều đảo được trang bị nhiều máy móc, thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị khá hiện đại nhưng hầu như rất ít được sử dụng hoặc sử dụng với hiệu quả rất hạn chế vì thiếu điện và đặc biệt là thiếu cán bộ chuyên khoa để sử dụng thiết bị. Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế trên đảo chỉ có 2-3 bác sỹ được đào tạo đa khoa, nên khi phải điều trị các ca bệnh khó hoặc bệnh chuyên khoa thì hết sức lúng túng.

Đặc biệt các đảo không có phương tiện vận chuyển bệnh nhân cấp cứu chuyên dụng, phần lớn người nhà bệnh nhân phải tự thuê tàu cá để chở bệnh nhân vào bờ với kinh phí rất lớn và thời gian vận chuyển từ đảo vào bờ lại quá lâu nên nhiều trường hợp khi vào đến bờ không còn kịp cấp cứu nữa. Đây chính là một trong những yếu tố làm cho người dân chưa yên tâm định cư lâu dài trên các đảo và các tàu đánh bắt xa bờ cũng chưa yên tâm bám biển dài ngày.

Do vậy, một mô hình y tế biển, đảo đặc thù với trang thiết bị và cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành là rất cần thiết để ngành y tế đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe các lao động và nhân dân trên biển đảo, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 4 của BCHTƯ Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

  • Hệ thống y tế biển tuyến Trung ương

Trước khi Bộ trưởng Bộ Y tế ký Quyết định thành lập Viện Y học biển, cả nước chỉ có một Trung tâm về lĩnh vực Y học biển có chức năng nghiên cứu, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo chủ yếu ở khu vực phía Bắc, đó là Trung tâm Y học và Môi trường biển trực thuộc phân hiệu Đại học Y Hải Phòng (từ năm 2001 nâng cấp thành  Viện Y học biển trực thuộc Bộ Y tế).

  1. Việc ra đời của Viện Y học biển là sứ mệnh tất yếu

Đứng trước những vấn đề hết sức khó khăn và thách thức to lớn của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động và nhân dân trên các vùng biển đảo, việc cho ra đời một đơn vị y tế chuyên ngành về biển với chức năng “Nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn về y học biển, phát triển mạng lưới y tế biển, đảo; đào tạo nguồn nhân lực y học biển, huấn luyện kỹ năng chuyên môn y học biển cho sỹ quan hàng hải và các lao động biển khác; tham gia cấp cứu và phòng chống thảm họa biển; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân vùng biển đảo” là nhiệm vụ tất yếu của ngành Y tế nhằm đảm bảo tốt hơn công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, y tế dự phòng cho các lao động và nhân dân trên vùng biển đảo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội nghị TW4, BCHTW ĐCSVN khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

  1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN Y HỌC BIỂN
  2. Giai đoạn trước khi thành lập Viện

Quá trình hình thành của Viện Y học biển gắn liền với sự phát triển của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

Các đơn vị tiền thân:

– Năm 1991, Đại học Y Hải Phòng đã thành lập “Đơn vị nghiên cứu Y học biển” với 03 cán bộ do PGS.TS Nguyễn Đức Lung, Hiệu trưởng kiêm Trưởng đơn vị; BS Nguyễn Trường Sơn, người vừa được đào tạo chuyên ngành Y học biển tại Cộng hòa Ba Lan trở về làm thường trực điều hành hoạt động của Đơn vị và BS Phạm Văn Thức làm thư ký Đơn vị.

– Tháng 8/1995, Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép Đại học Y Hải Phòng (lúc đó là Phân hiệu 2 của Đại học Y Hà Nội) thành lập “Trung tâm Y học và Môi trường biển”. Sau 5 năm xây dựng và hoạt động tích cực, Trung tâm đã gặt hái được rất nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học biển, đào tạo nguồn nhân lực Y học biển cho Ngành và các ngành kinh tế biển, chăm sóc sức khỏe cho lao động và nhân dân vùng biển, đảo và phát triển chuyên ngành, Trung tâm đã có những đóng góp quan trọng cho việc ra đời của Trường Đại học Y Hải Phòng.

– Ngày 25 tháng 01 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Đại học Y Hải Phòng và cùng thời gian này Bộ trưởng Bộ Y tế cũng ký Quyết định thành lập Bộ môn Y học biển, nay là Khoa Y học biển của Đại học Y Hải Phòng nay là  Đại học Y Dược Hải Phòng.

– Tháng 6/1999, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Kết hợp quân dân y trong cấp cứu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho quân và dân trên vùng biển đảo” với rất nhiều Lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến biển tham dự. Kết luận Hội thảo này, thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Văn Thưởng đã đề nghị thành lập Viện Y học biển Quốc gia trên cơ sở Trung tâm Y học và Môi trường biển thuộc Trường Đại học Y Dược Hải Phòng và nâng cấp Bệnh viện 5/8 thuộc Quân chủng Hải quân thành Viện Y học Hải quân.

2.2. Giai đoạn thành lập và hoàn chỉnh mô hình hoạt động của Viện

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Trung tâm Y học và Môi trường biển đã tích cực chuẩn bị Đề án thành lập Viện Y học biển, lấy ý kiến đóng góp của các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các Bộ, Ngành liên quan. Mặc dù có những khó khăn nhất định, tuy nhiên, với nhãn quan chiến lược của Lãnh đạo Bộ Y tế về vấn đề y tế biển, đảo cộng với sự chỉ đạo sát sao của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế (đặc biệt là Vụ TCCB, KH-TC, Vụ Điều trị nay là Cục QLKCB, Vụ TTB&CTYT, Cục Khoa học và Đào tạo), sự giúp đỡ ủng hộ to lớn của các Bộ và các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng, ngành Y tế địa phương và các bạn đồng nghiệp, cuối cùng con tàu Viện Y học biển cũng được hoàn thành và hạ thủy theo Quyết định số 930/QĐ-BYT hồi 17 giờ 15 phút ngày 27/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương trong niềm vui vô hạn của những con người đã lao động không tiếc sức mình xây dựng nên con tàu Viện Y học biển hôm nay.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này Viện Y học biển phải hoạt động theo cơ chế bán công, không có kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, không có biên chế và không có trụ sở làm việc riêng. Từ tháng 3 đến tháng 8/2001, Viện chưa được bổ nhiệm người lãnh đạo, chưa có con dấu để hoạt động, vì lẽ đó Viện phải chủ động hoạt động theo cơ chế xã hội hóa nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì là đơn vị mới được thành lập, cơ sở vật chất rất thiếu thốn, toàn bộ cán bộ nhân viên lúc ấy chỉ có 24 người (trong đó có 10 cán bộ kiêm nhiệm của Trường và 14 lao động hợp đồng), nhưng bằng ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin mãnh liệt vào tương lai của sự nghiệp y tế và y học biển nước nhà cùng với tinh thần đoàn kết đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên trong Viện mà chúng tôi đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, sóng gió và cả bão tố trên hành trình xây dựng, phát triển Viện và chuyên ngành Y học biển. Cuối cùng “Con tàu Viện Y học biển” vẫn vững vàng lướt sóng ra khơi, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và các lao động trên vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Đến tháng 8/2001, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm TS Nguyễn Trường Sơn làm Phó Viện trưởng, phụ trách Viện. Trong thời gian này, Viện vừa phải tự lo kinh phí trang trải cho mọi hoạt động, vừa xây dựng chuyên ngành Y học biển, xây dựng Bộ môn Y học biển và đào tạo nguồn nhân lực y học biển, vừa phải đi tìm nguồn vốn để xây dựng Viện (lúc này Viện đã được UBND Thành phố Hải Phòng cấp 3,2 ha đất tại khu đất qui hoạch là vị trí của Viện hiện nay), đồng thời Viện vẫn bảo đảm công tác nghiên cứu khoa học Y học biển và tham gia đào tạo đại học và sau đại học cùng với Đại học Y Hải Phòng.

Tháng 8/2002, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã giao nhiệm vụ cho các Vụ, Cục chức năng xây dựng dự thảo “Nghị định Chính phủ” qui định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 15/5/2003, Nghị định 49/2003/NĐ-CP được ban hành. Viện Y học biển từ một Viện bán công đã được xác định là một trong 49 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.

Đến tháng 6/2003, trước tình hình khó khăn trong việc xây dựng, phát triển Viện và những đòi hỏi từ thực tế công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho lao động và nhân dân trong vùng biển đảo của cả nước, góp phần vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, với một Viện hoạt động theo cơ chế bán công khó có điều kiện để đáp ứng được các chức năng và nhiệm vụ Bộ giao. Vì lẽ đó, Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến đã ký Quyết định số 2219/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 cho phép chuyển đổi cơ chế hoạt động của Viện Y học biển từ bán công sang loại hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp có thu.

2.3. Giai đoạn phát triển

Từ các cơ sở pháp lý nêu trên, Viện Y học biển đã bước sang một trang sử mới với nhiều điều kiện tốt hơn để xây dựng và phát triển.

Tháng 8/2003 Bộ trưởng ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Quyền Viện trưởng cho TS Nguyễn Trường Sơn. Tháng 10/2003 Bộ trưởng ký Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Y học biển. Tất cả sự quan tâm trên của Bộ Y tế là niềm cổ vũ lớn lao cho toàn thể cán bộ nhân viên trên con đường xây dựng và phát triển “con tàu Y học biển Việt Nam”. Tháng 10/2003, Bộ trưởng phê duyệt Dự án xây dựng mới Viện Y học biển trên khu đất được thành phố cấp nhưng chưa thu hồi được do chưa có kinh phí. Cũng vào năm này, Viện Y học biển nhận tin vui là có 02 cán bộ: TS. Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng và TS. Phạm Văn Thức, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo được Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư.

Trong lúc Viện vừa được chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bán công sang loại hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp có thu, thì lại Viện lại gặp khó khăn khác. Tháng 1/2004, Trường ĐHYHP quyết định thu hồi cơ sở làm việc của Viện tại khuôn viên cũ của Trường vào những ngày sát tết nguyên đán, trong khi địa điểm làm việc mới chưa có. Chính lúc này, doanh nghiệp Mai Anh đã hỗ trợ Viện, cho mượn địa điểm tại 513 đường Nguyễn Văn Linh và cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ, Viện đã xây dựng được một số nhà tạm để duy trì hoạt động và tiếp tục triển khai Dự án xây dựng khu làm việc mới của Viện và đúng ngày 27 Tết nguyên đán năm 2004, Viện hoàn thành việc di chuyển đến địa điểm làm việc mới.

Tháng 3/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế đã bổ nhiệm 02 Phó Viện trưởng và 04 Trưởng các phòng chức năng. Tổ chức bộ máy dần được kiện toàn, các khoa chuyên môn được thành lập bổ sung, nâng tổng số khoa lên 04 khoa gồm: khoa Khám bệnh và quản lý sức khỏe thuyền viên, khoa Thăm chức năng và thử sóng, Khoa Xét nghiệm tổng hợp, khoa Cấp cứu biển và Tele-Medicine. Tháng 8/2004, Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Y học biển cho PGS.TS Nguyễn Trường Sơn.

Năm 2006, trong lúc các hoạt động của Viện đang dần đi vào ổn định thì lại có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo Viện. PGS.TS Phạm Văn Thức, Phó Viện trưởng được Bộ trưởng Bộ Y tế điều động trở lại Trường ĐHYHP công tác, bộ máy lãnh đạo Viện đã mỏng, nay càng mỏng hơn và khó khăn hơn trong triển khai các hoạt động.

Tuy nhiên, Viện vẫn nỗ lực cố gắng để triển khai các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được Bộ giao. Tháng 11/2007, Viện phối hợp với Hội Y học biển Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia lần thứ 2 về phát triển Y tế biển, đảo với chủ đề “Vì sức khỏe của cộng đồng lao động và nhân dân sinh sống và làm việc trên biển, đảo”.

Tháng 6/2007, Bộ trưởng đã ký Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Viện Y học biển vào tháng 10/2008. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc điều hành, quản lý mọi hoạt động của Viện.

Tháng 2/2009, Bộ có chủ trương tái cơ cấu một số đơn vị trực thuộc Bộ, Viện Y học biển cũng là một trong những đơn vị được Bộ có chủ trương sát nhập với Đại học Y Hải Phòng. Chủ trương này cũng đã làm cho các hoạt động của Viện gặp không ít khó khăn, tinh thần của cán bộ nhân viên không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng. Sau đó, nhờ sự sáng suốt của Lãnh đạo Bộ và sự kiên trì của tập thể lãnh đạo Viện mà con tàu Viện Y học biển không bị lệch hướng và vẫn tiếp tục hành trình.

Một sự kiện hết sức quan trọng là vào ngày 15/4/2010, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng về  thăm và dự lễ khai trương trụ sở làm việc của Viện, đồng thời có buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng TW Đảng, Thường trực thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và tập thể lãnh đạo Viện Y học biển về vai trò công tác y tế biển, đảo trong việc triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, Ban chấp hành Trung ương khóa 10 về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Sau chuyến thăm và làm việc, ngày 26/4/2010 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 518/TB-VPTW về việc “Phát triển lĩnh vực Y học biển và mạng lưới y tế biển đảo Quốc gia”, đáp ứng yêu cầu phục vụ việc triển khai thắng lợi Nghị quyết Hội nghị 4 của BCH TWĐCSVN khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”. Đây chính là kim chỉ nam định hướng cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành Y học biển và lĩnh vực y tế biển của nước ta trong giai đoạn mới.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Viện Y học biển đã đề nghị với Lãnh đạo Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo “Đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai. Ngày 07/02/2013, Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 317/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”, nội dung của Đề án chính là kim chỉ nam cho việc xây dựng và phát triển chuyên ngành Y học biển Việt Nam nói riêng và y tế biển nói chung.

Chuyên ngành Y học biển đã bước đầu khẳng định được vị trí và chỗ đứng trong nền y học và y tế nước nhà.

  1. CÁC THÀNH TỰU CHÍNH TRONG 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

3.1. Xây dựng tổ chức bộ máy

Từ lúc thành lập cho đến tháng 8/2001, Viện thành lập 2 phòng chức năng là phòng Tổ chức cán bộ – Hành chính và phòng Tài chính – Kế toán để giúp Lãnh đạo Viện trong công tác quản lý nhân sự và kinh tế.

Tháng 3/2004, Bộ trưởng ký Quyết định thành lập và bổ nhiệm nhân sự cho 04 phòng chức năng: Tổ chức cán bộ – Hành chính, Tài chính – Kế toán, Khoa học – Đào tạo và Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến và 3 khoa chuyên môn: Khoa Quản lý sức khỏe lao động biển, Khoa Y học lao động biển và Thăm dò chức năng, Khoa Xét nghiệm tổng hợp và một Phòng khám bán công.

Đến nay, Viện đã từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức để có thể triển khai đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, bao gồm các đơn vị sau:

– Các Phòng chức năng: Tổ chức cán bộ – Hành chính, Tài chính – Kế toán, Quản lý khoa học công nghệ, Kế hoạch tổng hợp và chỉ đạo tuyến, Quản trị vật tư thiết bị y tế.

– Các khoa chuyên môn:

  • Khoa Khám bệnh và Quản lý sức khỏe lao động biển,
  • Khoa Thăm dò chức năng và thử nghiệm khả năng chịu sóng,
  • Khoa Xét nghiệm tổng hợp,
  • Khoa Y học dưới nước và cao áp,
  • Khoa Y học môi trường biển,
  • Khoa Bệnh nghề nghiệp biển,
  • Khoa Nghiên cứu dược độc học biển,
  • Khoa Tâm sinh lý lao động biển,
  • Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc biển,
  • Khoa Ngoại tổng hợp,
  • Khoa Nội tổng hợp,
  • Khoa Sản Nhi và Dân số biển,
  • Khoa Gây mê hồi tỉnh,
  • Khoa Dược,
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

– 01 đơn vị trực thuộc: Trung tâm đào tạo Y học biển.

* Đội ngũ nhân lực hiện nay có 247 người, trong đó cán bộ y tế phân theo trình độ chuyên môn, như sau:

  • Giáo sư. Tiến sĩ: 02 người;
  • Phó GS. Tiến sĩ: 01 người;
  • Tiến sĩ. BS nội trú, BSCKII: 05 người;
  • Thạc sỹ, Bác sĩ CKI: 52 người;
  • Bác sỹ: 34 người.
  • Còn lại là các chuyên ngành khác

– Các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội:

* Đảng bộ Viện Y học biển trực thuộc Quận ủy Lê Chân, gồm 05 Chi bộ trực thuộc, tổng số đảng viên là 62, trong đó 57 chính thức, 05 đảng viên dự bị.

* Công đoàn Viện trực thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam, gồm 14 Tổ công đoàn trực thuộc.

* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Quận đoàn Lê Chân, gồm 5 Chi đoàn, 120 đoàn viên thanh niên.

3.2. Xây dựng cơ sở vật chất

  • Về xây dựng cơ bản

Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng cơ sở làm việc trên diện tích 3,1 ha nằm trên trục đường chính của Thành phố. Từ tháng 8/2010, Viện chính thức chuyển đến làm việc  trên đường Võ Nguyên Giáp, tổng diện tích sàn sử dụng gần 10.000 m2 gồm 3 tòa nhà (7 tầng và 2 toà nhà 3 tầng) và khu dịch vụ, hậu cần khoảng 800 m2. Trong quá trình hoạt động, Viện đã luôn tăng cường công tác duy tu, sửa chữa, quản trị cơ sở vật chất luôn khang trang, hiện đại để triển khai các mặt hoạt động được thuận lợi, dần đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao trong việc nghiên cứu, đào tạo và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các lao động biển và nhân dân vùng biển, đảo.

  • Trang thiết bị

Khi mới thành lập, kinh phí từ nguồn ngân sách chưa có, thiết bị máy móc từ Trung tâm chuyển sang phần lớn là cũ, đã hết khấu hao, Viện phải tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa từ cán bộ nhân viên, xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác, để đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho lao động biển và nhân dân trong khu vực. Cho đến nay, cơ sở vật chất Viện cũng tương đối đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoạt động chuyên môn của Viện, trong đó có các trang thiết bị đặc thù của lĩnh vực y học biển, như:

– Hệ thống Buồng oxy cao áp, gồm: 2 buồng đa ngăn, đa chỗ và 01 buồng đơn ngăn đa chỗ … đã điều trị nhiều ca tai biến do lặn biển và các bệnh lý nặng của lao động biển và nhân dân trong khu vực.

– Thiết bị thử nghiệm khả năng chịu sóng, điện tâm đồ gắng sức và các thiết bị thăm dò chức năng.

– Hệ thống thiết bị Telemedicine, gồm: hệ thống Contact Center tiếp nhận và xử lý yêu cầu từ điện thoại hữu tuyến PSTN, điện thoại di động, SMS, điện thoại vệ tinh, máy vô tuyến điện HF…

– Hệ thống thiết bị Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc biển: Máy sốc tim có tạo nhịp, Máy thở chức năng cao, Monitor theo dõi bệnh nhân, Máy thở di động, Máy thở xâm nhập và không xâm nhập, Máy chạy thận nhân tạo, Máy thận nhân tạo HDF Online, máy lọc máu liên tục…

– Thiết bị labo xét nghiệm: labo sinh học phân tử, labo sinh hóa, huyết học, vi sinh…

– Thiết bị chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng: máy CT-Scanner, máy X-quang kỹ thuật số, Máy siêu âm Doppler, Máy siêu âm đen trắng chẩn đoán có Doppler xung đồng bộ, thiết bị nội soi tiêu hóa, Máy ghi điện tim, Máy đo điện não, lưu huyết não đồ, …

– Thiết bị phòng mổ: hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, Máy gây mê kèm thở, các dụng cụ phẫu thuật dùng trong chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật sản khoa, gan mật, tiêu hoá, tiết niệu, Máy mổ phaco, hệ thống máy tán sỏi bằng tia Laser…

– Thiết bị quan trắc môi trường biển: đo độ ồn, rung, ánh sáng, các máy đo vi khí hậu, máy đo khí độc, máy đo đa chỉ tiêu cầm tay, máy quang phổ, hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao…

– Mô hình đào tạo mô phỏng: đào tạo cho sinh viên, học viên…

Với hệ thống trang thiết bị như trên, Viện có đủ khả năng đảm nhiệm chức năng xây dựng và triển khai các kỹ thuật từ thông thường đến các kỹ thuật cao để phục vụ các chương trình nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực y học biển và chăm sóc sức khoẻ lao động biển và nhân dân vùng biển, đảo.

3.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

  • Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học:

Từ khi thành lập đến nay, do chuyên ngành y học biển là một chuyên ngành mới, trong quá trình hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Ban lãnh đạo Viện đã xác định vai trò của nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển chuyên ngành y học biển non trẻ của đất nước. Viện triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các công trình nghiên cứu này đã góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người lao động và nhân dân trong vùng biển, đảo. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

– Hoàn thành 11 đề tài NCKH cấp Bộ và Thành phố, 5 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ thuộc lĩnh vực y học biển, đảo, trong đó có nhiều đề tài đã được ứng dụng vào thực tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động và nhân dân vùng biển đảo như đề tài: Xây dựng “Tiêu chuẩn sức khỏe thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam”, Nghiên cứu “Xây mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngư dân đánh cá xa bờ thành phố Hải Phòng”, Nghiên cứu “Xây dựng mô hình Đội lưu động chăm sóc sức khỏe BMTE &KHHGĐ khu vực ven biển và hải đảo” (thuộc “Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển đảo”, đề tài “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và công tác đảm bảo sức khỏe cho cán bộ và nhân dân huyện đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng”, đặc biệt là đề tài “Nghiên cứu chế tạo thiết bị thử nghiệm khả năng chịu sóng và phương pháp tuyển chọn khả năng chịu sóng cho thuyền viên”…

– Viện đã thực hiện trên 200 đề tài cấp cơ sở về lĩnh vực y học biển đảo, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ về một chuyên ngành còn mới của nước ta, góp phần trực tiếp vào chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ lao động biển và nhân dân trong khu vực.

– Từ các kết quả nghiên cứu, Viện đã tư vấn và xây dựng qui định, qui chuẩn về y tế, trang thiết bị đặc thù cho các cơ sở y tế ven biển đảo, một số tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù của nghề nghiệp biển và Bộ Y tế đã ban hành một số thông tư, giúp cho ngành kinh tế biển có cơ sở hội nhập quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, gồm:

  • Thông tư số 22/TT-BYT ngày 12/5/2017 về tiêu chuẩn sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
  • Thông tư số 32/TT-BYT ngày 28/7/2017 về quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế và tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển Việt Nam;
  • Quyết định số 372/QĐ-BYT ban hành danh mục thuốc và dụng cụ y tế cho tàu cá của ngư dân đánh bắt xa bờ;
  • Quyết định số 2539/QĐ-BYT ngày 19/6/2019 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng ô xy cao áp.
  • – Tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo:
  • Tháng 8/2004, Viện đã tổ chức thành công “Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về phát triển y tế biển đảo”, trong đó các cán bộ khoa học của Viện đã đóng góp 24/55 báo cáo. Việc lần đầu tiên Viện tổ chức Hội thảo đã góp phần nâng cao vị thế của Viện và chuyên ngành Y học biển lên một tầm cao mới, không chỉ trong nước mà còn gây tiếng vang với bạn bè Quốc tế, đặc biệt là Hội Y học biển Quốc tế (IMHA). Cũng trong dịp này, Viện cũng tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Y học biển Việt Nam, tổ chức thành công 02 hội thảo chuyên đề, trong đó có Hội thảo Việt – Pháp về chẩn đoán và kiểm soát hen phế quản.
  • Hội thảo Quốc gia về Y học biển lần thứ hai, năm 2007;
  • Hội thảo Y học dưới nước và cao áp khu vực châu Á, Thái Bình Dương tại Cát Bà, năm 200);
  • Hội thảo sơ kết nghị quyết IV của BCHTW ĐCSVN khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, năm 2009;
  • Hội thảo Quốc gia về Y học biển lần thứ ba về phát triển Y tế biển, đảo năm 2010;
  • Hội thảo Quốc gia về Y học biển, đảo lần thứ tư, năm 2014;
  • Hội thảo Quốc gia về Y học biển, đảo lần thứ năm, năm 2016;
  • Hội thảo Quốc gia về Y học dưới nước và Oxy cao áp lần thứ nhất, vào tháng 7/2018 với chủ đề “Y học dưới nước và oxy cao áp, ứng dụng trong lâm sàng”, do Viện Y học biển và Hội Y học biển Việt Nam đồng tổ chức. Hội thảo đã có 14 báo cáo thể hiện được hiệu quả vượt trội của phương pháp điều trị oxy cao áp đối với các bệnh lý nội, ngoại khoa và cấp cứu tai nạn trên biển. Cũng trong dịp này, Hội Y học dưới nước và Oxy cao áp Việt Nam đã được thành lập.
  • Hội nghị khoa học tuổi trẻ Viện Y học biển lần thứ I, vào tháng 11/2019. Thông qua 9 báo cáo của các nghiên cứu viên trẻ, Viện đã lựa chọn ra 2 báo cáo có thành tích tốt nhất tham dự vào Hội nghị khoa học và công nghệ tuổi trẻ ngành y tế lần thứ XX tổ chức tại Hà Nội năm 2020.
  • Hội nghị triển khai Quyết định số 2539/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy trình kỹ thuật điều trị bằng oxy cao áp, vào tháng 12/2019. Hội nghị thu hút các đại biểu đến từ các Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng của các tỉnh thành trong cả nước, đây là dịp chia sẻ kinh nghiệm triển khai và áp dụng kỹ thuật điều trị oxy cao áp trên lâm sàng.

3.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y học biển

– Đào tạo đại học: Phối hợp với Đại học Y Dược Hải Phòng xây dựng các khung chương trình đào tạo cho sinh viên y, đào tạo cao học y học biển, chương trình đào tạo đào tạo liên tục cho các đối tượng về lĩnh vực Y học biển với trên hàng nghìn lượt học viên, sinh viên thực tập mỗi năm. Cán bộ kiêm chức của Viện đã tham gia giảng dạy chương trình y học biển cho sinh viên của trường ĐHYDHP.

– Đào tạo sau đại học: Từ năm 2001 cho đến nay, Viện đã hướng dẫn thành công 08 NCS bảo vệ luận án tiến sỹ; hướng dẫn trên 60 luận văn cao học, chuyên khoa cấp 2 và nhiều luận văn của sinh viên khác đã bảo vệ xuất sắc.

– Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội:

  • Kết hợp với Viện – Trường Đại học Y Brest và Hội Y học biển Pháp tổ chức thành công 09 lớp chuyên khoa Y học biển tại Viện với 210 học viên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
  • Đào tạo 38 khoá Y học biển cho 400 sỹ quan boong; nhiều lớp cho thuyền trưởng và chủ tàu cá.
  • Đào tạo cấp cứu ban đầu trên biển cho hơn 2.000 ngư dân làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ từ Phú Yên trở ra.
  • Đào tạo và chuyển giao công nghệ điều trị ôxy cao áp cho trên 30 bệnh viện các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là 9 tỉnh miền núi phía Bắc. Đến nay, một số bệnh viện của khu vực miền Trung, miền Nam tiếp tục cử cán bộ đi học và tiếp nhận chuyển giao công nghệ ô xy cao áp.
  • Đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức về lĩnh vực y học biển và y tế biển theo nhiệm vụ của Đề án 317, tính đến hết năm 2020, Viện đã tổ chức đào tạo 28 khóa cho hơn 1551 cán bộ lãnh đạo và BS các đơn vị y tế của 27/28 tỉnh thành ven biển.

– Phối hợp với chương trình phát thanh thuỷ sản trên Đài tiếng nói Việt Nam mở chuyên mục hướng dẫn cấp cứu trên biển cho bà con ngư dân đang đánh bắt cá trên vùng lãnh hải, góp phần trực tiếp vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân đang lao động trên biển, là những lực lượng tham gia phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.

– Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2022 tại tỉnh Thanh Hóa: 3 lớp cán bộ y tế và 2 lớp cho ngư dân với tổng số 150 người. (Theo chương trình, nhiệm vụ được giao tại Quyết định 659/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

3.5. Công tác chăm sóc sức khỏe cho lao động và nhân dân vùng biển, đảo

– Toàn thể viên chức và người lao động trong Viện không ngừng học tập nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng cung cấp dịch vụ, chú trọng phát huy tinh thần phục vụ và nâng cao y đức, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các lao động biển và nhân dân trong khu vực đạt hiệu quả cao nhất. 100% viên chức và người lao động thực hiện đúng quy chế chuyên môn, áp dụng nhiều sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động biển và nhân dân vùng biển, đảo.

– Trong giai đoạn 2016-2021, Viện triển khai các kỹ thuật mới của các chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu và chống độc; Hồi sức cao áp, Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, phụ khoa, Kỹ thuật lọc máu cơ bản và kĩ thuật HDF-online, Nội soi can thiệp đường tiêu hóa trên… nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Lãnh đạo Viện đã rất quyết tâm tăng cường đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất để phát triển kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng chuyên môn, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho lao động biển và nhân dân trong khu vực.

– Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và lao động vùng biển đảo được thực hiện tốt và đồng bộ. Viện chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phát triển ứng dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ cao, đảm bảo công tác khám chữa bệnh đạt chất lượng và ngày càng hiệu quả. Kết quả kiểm tra bệnh viện năm 2019, Viện đạt mức 2. Từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 lây lan trên thế giới và ở nước ta, Viện đã thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại đơn vị đạt hiệu quả cao và không để xảy ra bất cứ trường hợp mắc bệnh Covid-19 nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Sở Y tế Hải Phòng kiểm tra, đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Viện đã được đoàn kiểm tra đánh giá cao trong việc chủ động, có sáng kiến triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch và Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn. Viện đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND TP Hải Phòng và Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

– Số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngày càng tăng theo các năm, năm 2015 số lượt bệnh nhân đến khám là 82.050 lượt, năm 2020 là 140.999 lượt (tăng 171,8%). Số lượng bệnh nhân điều trị oxy cao áp, là chuyên ngành đặc thù của Viện tăng lên một cách rõ rệt (năm 2020 tăng 165% so với năm 2015) trong đó Viện đã cấp cứu, điều trị thành công nhiều ca bị bệnh nặng như bỏng, ngộ độc khí, tai biến do lặn biển và nhiều bệnh lý khác trên lâm sàng. Một số bệnh nhân nước ngoài (Mỹ, Nhật Bản…) bị tai biến do lặn biển được các Bác sỹ của Viện điều trị khỏi, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Viện.

– Hoạt động tư vấn cấp cứu biển từ xa Tele-Medicine thực sự mang lại hiệu quả đối với ngư dân, thuyền viên đang làm việc trên tàu biển của Việt Nam và trên thế giới. Đội ngũ bác sỹ của Viện đã tư vấn cấp cứu thành công hàng trăm trường hợp tai nạn và bệnh tật hiểm nghèo cho các thuyền viên trên khắp các vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương…, tư vấn cho các tàu Việt Nam giải quyết các tranh chấp về y tế ở nước ngoài. Trong 5 năm (từ năm 2016 – 2020), đã tư vấn cấp cứu cho 273 thuyền viên và ngư dân đang làm việc trên tàu ở trên các đại dương và trên các vùng biển trong nước, giúp cho các tàu này tiếp tục được hành trình mà không phải cập bờ. Viện đã triển khai hoạt động khám cấp chứng chỉ sức khỏe và quản lý sức khỏe cho thuyền viên, trung bình 150.000 người/năm.

– Tư vấn cấp cứu kịp thời, hiệu quả cho các trường hợp bị bệnh, tai nạn xảy ra trên huyện đảo Bạch Long Vỹ thông qua hệ thống tư vấn y tế từ xa Tele-medicine kết nối giữa Viện Y học biển với Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vỹ và Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp theo nhiệm vụ được giao trong Đề án 317 của Thủ tướng Chính phủ.

– Cấp cứu, điều trị cho hàng trăm trường hợp tai biến lặn biển, bệnh đặc thù biển cũng như rất nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau cho lao động biển và nhân dân trong khu vực. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân nước ngoài (Mỹ, Nhật Bản…) bị tai biến do lặn biển được Viện điều trị khỏi, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Viện.

– Viện triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19: phân luồng, sàng lọc, kiểm soát tốt các biện pháp phòng chống dịch, triển khai hoạt động của labo sinh học phân tử chẩn đoán Covid-19, điều phối nhân lực tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Viện và hỗ trợ các điểm tiêm trên địa bàn thành phố, gấp rút xây dựng và triển khai Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 để cùng với ngành y tế địa phương nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh.

– Viện triển khai và thường xuyên nâng cấp Phần mềm quản lý bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và khám chữa bệnh; thực hiện nhiệm vụ cải cách các thủ tục hành chính, áp dụng việc cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt các thủ tục rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và các tổ chức, cá nhân đến làm việc với Viện.

3.6. Công tác chỉ đạo tuyến về Y học biển

Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng và đặc thù của Viện. Căn cứ nhiệm vụ được giao, từ năm 2013 đến nay, Viện liên tục triển khai tư vấn thực hiện và xây dựng mạng lưới y tế biển đảo trên phạm vi toàn quốc theo Đề án 317 của Thủ tướng Chính phủ.

– Tư vấn cho ngành y tế các địa phương ven biển phát triển lĩnh vực y học dưới nước và ô xy cao áp phục vụ cấp cứu, điều trị cho ngư dân. Hỗ trợ các tỉnh thành ven biển trong việc chuẩn bị triển khai thành lập trung tâm Y học biển tại một số địa phương như: Cần Thơ, Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh.

– Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo cập nhật kiến thức Y học và Y tế biển cho cán bộ lãnh đạo y tế.

– Chỉ đạo tuyến tới huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải và huyện đảo Cô Tô, Lý Sơn… để nghiên cứu thực trạng cấp cứu tai biến do lặn của ngư dân và nghiên cứu công tác y tế biển đảo trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu.

– Tổ chức các lớp huấn luyện sơ cấp cứu trên biển cho người lao động các công ty trên địa bàn thành phố; các lớp huấn luyện sơ cấp cứu và huấn luyện an toàn lặn cho ngư dân Hải Phòng cũng như các tỉnh có biển trong cả nước.

3.7. Hoạt động về y học môi trường và khám bệnh nghề nghiệp

– Năm 2019, Viện được Bộ Y tế giao bổ sung thêm nhiệm vụ khám bệnh nghề nghiệp. Cho đến nay, Viện đã tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho hàng nghìn người lao động của gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có các công ty hoạt động trong ngành kinh tế biển như: công ty Đóng tàu Damen Sông Cấm, Công ty đóng tàu Sông Cấm, Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Công ty đồ hộp Hạ Long và nhiều doanh nghiệp khác. Hoạt động này nhằm góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động nói chung và người lao động biển nói riêng.

– Viện tăng cường đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ cho việc quan trắc môi trường và môi trường lao động, phân tích độc chất bệnh nghề nghiệp. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho hoạt động này. Trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2021, Viện triển khai thêm được nhiều kĩ thuật môi trường mới, như: Phân tích 15 chỉ tiêu kim loại nặng trong nước; Phân tích định lượng chì máu; kĩ thuật đánh giá tâm sinh lý, ergonomi… Trung bình mỗi năm Viện đã tổ chức thực hiện quan trắc và quan trắc môi trường lao động cho gần 100 đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài thành phố Hải Phòng.

3.8. Công tác đối ngoại, hợp tác trong và ngoài nước

– Viện triển khai thành công thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài về lĩnh vực Y học biển, bao gồm: Hội Phổi và phẫu thuật lồng ngực Pháp – Việt, tổ chức AFEPS – Pháp; Viện – trường Đại học Y khoa Brest, cộng hòa Pháp; Hội Y học biển cộng hòa Pháp; Hội Y học biển quốc tế (IMHA), Viện Y học biển và nhiệt đới cộng hoà Ba Lan; Tập đoàn Y học cao áp Hyperbaric Health (Australia), Hải quân Hoa Kỳ; Tập đoàn sản xuất thiết bị lặn biển AQua Lung, Cộng hòa Pháp; Hải quân hoàng gia Thái Lan về phát triển Y học biển khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các hợp tác đã và đang triển khai có hiệu quả.

Từ năm 2020 đến nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 và nhanh chóng lan rộng với nhiều diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch đối ngoại của Viện Y học biển. Các hoạt động đoàn ra, đoàn vào, quản lý dự án hầu hết được thực hiện dưới hình thức họp trực tuyến và báo cáo qua thư điện tử. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tập thể Viện đã kịp thời thích ứng với các hoạt động trong tình hình giãn cách xã hội, hạn chế giao lưu quốc tế do dịch Covid-19 ở Việt Nam và trên thế giới; không ngừng đổi mới, sáng tạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác đối ngoại đã đề ra, cụ thể: Viện đã tổ chức buổi làm việc với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam; tích cực tham gia Hội thảo trực tuyến AAWC về điều trị Oxy cao áp cho bệnh nhân Covid-19; tham gia cuộc họp nhóm đối tác y tế với chủ đề “Hợp tác và đối tác trong phòng chống đại dịch COVID-19 và sẵn sàng ứng phó với các làn sóng tiếp theo”; Tham gia họp trực tuyến với đối tác Hàn Quốc về hợp tác phát triển công nghệ điều trị oxy cao áp tại Việt Nam; Triển khai thực hiện các Thỏa thuận hợp tác song phương; quản lý các chương trình, dự án hợp tác nước ngoài đảm bảo tính hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước…

3.9. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội

Hưởng ứng Phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân và Ngành Y tế, hàng năm, Viện đều xây dựng kế hoạch thi đua triển khai tới từng Khoa, Phòng, thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng đôn đốc thực hiện thường xuyên và thúc đẩy được phong trào thi đua trong toàn Viện. Việc bình xét thi đua cá nhân và tập thể được tiến hành định kỳ từng tháng, quý, năm và xem xét các thành tích đột xuất để khen thưởng kịp thời.

Công đoàn Viện, Đoàn thanh niên CSHCM Viện được thành lập ngay sau khi có Quyết định thành lập Viện. Đến năm 2003, các tổ chức chính trị và chính trị – xã hội Viện đã được củng cố và kiện toàn. Chi bộ Đảng từ 3 đảng viên lúc ban đầu cho đến năm 2011 nâng cấp thành Đảng bộ và tổng số đảng viên hiện nay là 62 đảng viên. Liên tục các năm Đảng bộ đều được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Năm 2020, 2021, Đảng bộ Viện được Quận ủy khen thưởng là Đảng bộ vững mạnh tiêu biểu của Quận.

Ban Bảo vệ chính trị nội bộ hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao, trong những năm qua đã đảm bảo an toàn tuyệt đối về trật tự, trị an và bí mật chính trị quốc gia. Công đoàn và Đoàn thanh niên Viện hoạt động có hiệu quả, đã động viên được tinh thần toàn thể cán bộ nhân viên đưa các phong trào đoàn thể ngày càng phát triển và thúc đẩy các hoạt động chuyên môn. Viện đã hưởng ứng các hoạt động từ thiện, nhân đạo do địa phương và Trung ương phát động một cách tự nguyện, đầy đủ, tích cực xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc.

Liên tục từ năm 2004 đến tháng 10/2022, Công đoàn và Đoàn thanh niên Viện đã vinh dự được nhận Bằng khen của LĐLĐ thành phố, Công đoàn Y tế Việt Nam và Cờ thi đua của thành đoàn Hải Phòng. Có thể nói sau tất cả những nỗ lực, cố gắng hết mình của đội ngũ viên chức, người lao động, Viện đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.

3.10. Tóm tắt những khen thưởng Viện Y học biển đã đạt được trong thời gian qua

Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sự say mê nghề nghiệp và niềm tin vào sự phát triển của chuyên ngành Y học biển, tập thể viên chức, người lao động Viện Y học biển đã tạo thành một khối vững chắc, xây dựng Viện ngày càng phát triển vững mạnh, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Ghi nhận những thành tích của Viện, Viện đã được Lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng khen thưởng. Các hình thức khen thưởng cụ thể như sau:

Năm Hình thức

khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng;

cơ quan ban hành quyết định

2006 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ vì “Đã có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân từ năm 2000-2004 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2011 Huân chương lao động hạng Ba Quyết định số 199/QĐ-CTN ngày 18/02/2010 của Chủ tịch nước về việc tặng thưởng “Huân chương lao động” hạng Ba.
Bức trướng và Bằng khen Quyết định số 97/QĐ-CT ngày 17/3/2011 của UBND thành phố Hải Phòng về việc tặng bức trướng và Bằng khen cho Viện Y học biển với nội dung “10 năm đoàn kết, xây dựng phong trào góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”.
2014 Cờ thi đua

Bộ Y tế

Quyết định số 158/QĐ-BYT ngày 20/1/2015 của Bộ Y tế vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2014.
2016 Cờ thi đua

Chính phủ

Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2015 của Bộ Y tế.
Huân chương

lao động hạng nhì

Quyết định số 539/QĐ-CTN ngày 24/3/2016 của Chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2011 đến năm 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2019 Giải thưởng

Đặng Văn Ngữ

Quyết định số 3412/QĐ-BYT ngày 2/8/2019 của Bộ Y tế vì đã có nhiều thành tích trong công tác Y tế dự phòng góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cờ thi đua

Chính phủ

Quyết định số 2002/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2019 của Bộ Y tế.
2020 Cờ thi đua

Bộ Y tế

Quyết định số 3373/QĐ-BYT ngày 9/7/2021 của Bộ Y tế vì đã hoàn thành xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2020 của Bộ Y tế.
2021 Bức trướng và Bằng khen Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND thành phố Hải Phòng về việc tặng bức trướng và Bằng khen cho Viện Y học biển với nội dung “20 năm đoàn kết, xây dựng và phát triển”.
Cờ thi đua

Bộ Y tế

Quyết định số 2342/QĐ-BYT ngày 29/8/2022 của Bộ Y tế vì đã hoàn thành xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2021 của Bộ Y tế.
  1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỆN Y HỌC BIỂN ĐẾN NĂM 2025

4.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Viện Y học biển thành một Viện đầu ngành về y học biển, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ về y học biển, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Đồng thời xây dựng Viện trở thành một Viện chuyên sâu về lĩnh vực Y học biển, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu về y học biển, làm nòng cốt cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y học biển, tham gia cấp cứu, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho các lao động biển và nhân dân vùng biển, đảo, nghiên cứu phát triển lĩnh vực y học dự phòng trên biển, đảo, tiến tới hoàn thiện xây dựng mạng lưới y tế biển, đảo quốc gia.

4.2. Mục tiêu cụ thể

4.2.1. Giai đoạn 2022-2023

– Trình Bộ Y tế phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện và Đề án Bệnh viện Y học biển trực thuộc Viện.

– Phát triển nguồn nhân lực y tế đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo.

– Tăng cường năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh của Viện, bao gồm tư vấn từ xa, dự phòng các bệnh tật đặc thù vùng biển, đảo. Xây dựng và phát triển các chuyên khoa khám, điều trị các bệnh đặc thù của những người làm nghề biển và nhân dân sinh sống làm việc trong vùng biển, đảo với các trang thiết bị và công nghệ hiện đại.

– Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong công tác cấp cứu và khám chữa các bệnh đặc thù cho nhân dân và lao động vùng biển, đảo

– Đáp ứng năng lực đào tạo, trung bình 1.300 học viên/năm cho các hệ đào tạo của cả Trường và Viện (cả lý thuyết và thực hành).

4.2.2. Giai đoạn 2024-2025

– Hoàn thành dự án xây dựng Bệnh viện Y học biển và đưa vào hoạt động.

– Tiếp tục đầu tư phát triển khoa học công nghệ về Y học biển, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn về y học biển như: Cấp cứu và phòng chống thảm hoạ biển, y học nghề nghiệp biển, y học dưới nước (nghiên cứu sự thích nghi của con người với môi trường nước và áp suất cao), nghiên cứu ứng dụng trị liệu ô xy cao áp trong việc cấp cứu và điều trị một số bệnh hiểm nghèo ở lâm sàng, hoàn thiện mạng lưới Tele-medicine ở khu vực biển đảo, nghiên cứu và áp dụng công nghệ chẩn đoán và điều trị hiện đại áp dụng trong Telemedicine, y học môi trường biển và nghiên cứu dược độc biển vì sức khoẻ con người…

– Đáp ứng năng lực đào tạo về y học biển trung bình 1.827 học viên/ năm cho các hệ đào tạo của cả Trường và Viện (cả lý thuyết và thực hành).

– Hoàn thành việc xây dựng, đầu tư thiết bị và nhân lực cho các khoa chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ thu dung cấp cứu, khám và điều trị cho người lao động và nhân dân trên vùng biển, đảo khi xảy ra thảm họa biển, nhân họa.

  1. Các chỉ tiêu cơ bản

5.1. Phát triển nghiên cứu khoa học y học biển, đảo

– Triển khai thực hiện 05 đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và phát triển các lĩnh vực chuyên sâu về y học biển, trong đó đặc biệt tập trung nghiên cứu:

  • Cấp cứu biển (xây dựng các quy trình, các phác đồ điều trị cấp cứu biển)
  • Chống độc biển (nghiên cứu về nguyên nhân, lâm sàng, xây dựng phác đồ điều trị các loại ngộ độc từ biển như: độc học hóa học, độc học sinh học)
  • Nghiên cứu bệnh tật, phương pháp điều trị các bệnh truyền nhiễm đặc thù trong môi trường biển.
  • Nghiên cứu phát triển nguồn dược liệu biển, ứng dụng y học cổ truyền, nghiên cứu về cây thuốc trong cấp cứu, điều trị và dự phòng bệnh tật cho người dân và lao động khu vực biển, đảo.
  • Y học dưới nước và áp suất cao (nghiên cứu sự thích nghi của con người trong điều kiện cao áp và dưới nước, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các phác đồ cấp cứu, điều trị các bệnh lý và tai biến do môi trường nước và áp suất cao; nghiên cứu các tiêu chuẩn tuyển chọn những người làm việc trong nghề lặn).
  • Cao áp ứng dụng trong lâm sàng (nghiên cứu mở rộng các chỉ định, phác đồ điều trị các bệnh lý khác nhau ở lâm sàng như: ngoại khoa cao áp, sản khoa cao áp, nội khoa cao áp, miễn dịch cao áp, dược lý học cao áp…)
  • Hồi sức cao áp: nghiên cứu các quy trình kỹ thuật và phác đồ điều trị các bệnh lý có tính chất nghề nghiệp đặc thù biển. Xây dựng hồi sức cao áp trở thành 1 chuyên khoa mũi nhọn của y học biển và triển khai ra các tỉnh, thành ven biển và các tỉnh, thành khác.
  • Phát triển y học hầm mỏ và các công trình ngầm (cao áp khô): nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe cho những người làm việc trong môi trường cao áp khô; nghiên cứu các bệnh lý, tai biến cho những người làm việc trong môi trường này.
  • Tele-medicine và y học viễn thông: phục vụ tư vấn cho nhu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh và các vấn đề y tế khác cho thuyền viên đang làm việc trên các tàu biển và ngư dân đánh bắt cá trên biển.

– Xây dựng và phát triển labo sinh học phân tử phục vụ chẩn đoán các bệnh lạ và bệnh hiếm gặp lây truyền qua đường biển.

– Nghiên cứu môi trường lao động trên biển, dưới nước và áp suất cao cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khỏe lao động biển, các giải pháp khắc phục.

– Nghiên cứu mô hình bệnh tật, sự phát sinh bệnh lý đặc thù và bệnh nghề nghiệp của lao động và nhân dân trên vùng biển đảo; đề xuất các giải pháp chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng dân cư trên đảo, vùng ven biển và các lao động biển.

– Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền công nhận các bệnh nghề nghiệp cho các lao động của các ngành kinh tế biển.

– Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật chuyên môn về Y học biển và trên tàu biển.

5.2. Phát triển đào tạo nguồn nhân lực

Hoạt động đào tạo chuyên khoa Y học biển của Viện tập trung chủ yếu vào loại hình cập nhật, bồi dưỡng sau tốt nghiệp và đào tạo liên tục về Y học biển, Y học dưới nước và ô xy cao áp cho bác sỹ, phối hợp với các cơ sở đào tạo khác đào tạo sau đại học chuyên ngành Y học biển. Các loại hình đào tạo như sau:

* Đào tạo chính qui:

– Đào tạo liên tục cho bác sỹ về Y học biển, Y học dưới nước và ô xy cao áp.

– Đào tạo Tiến sỹ Y học biển khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Mở mã số đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II và phối hợp với các cơ sở có chức năng đào tạo Cao học Y học biển theo đúng qui định của pháp luật.

– Phối hợp với các Trường đại học, cao đẳng, trung học Y, dược trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế.

* Đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế:

– Triển khai đào tạo cập nhật về y học biển cho các đơn vị y tế 28 tỉnh, thành ven biển, tiến tới hoàn thành xây dựng mạng lưới y tế biển, đảo quốc gia.

– Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, thực hành nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong Viện và các đối tượng khác có nhu cầu.

* Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội:

– Đào tạo kiến thức chuyên môn Y học biển cho sỹ quan boong của các công ty vận tải biển.

– Đào tạo cấp cứu ban đầu trên biển cho thuyền viên, nhân viên tìm kiếm cứu nạn trên biển, ngư dân và các đối tượng lao động biển khác.

– Đào tạo chuyên sâu về an toàn lặn và cấp cứu đuối nước cho sinh viên, cán bộ y tế, huấn luyện viên lặn cho các địa phương có biển, ngư dân và những đơn vị, cá nhân có nhu cầu.

5.3. Đẩy mạnh hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động và nhân dân vùng biển, đảo

Hoàn thành Đề án xây dựng Bệnh viện Y học biển với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực, đến năm 2025 có thể:

– Khám cấp cứu cùng một lúc 30-50 trường hợp.

– Khám và điều trị cho đồng thời cho 400-600 lượt bệnh nhân ngoại trú và từ 200-250 bệnh nhân nội trú.

– Đảm bảo tốt nhiệm vụ tư vấn y tế từ xa (Tele-medicine) cho các tàu thuyền đang hoạt động trên mọi đại dương.

– Triển khai các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, khám cấp chứng chỉ sức khỏe cho thuyền viên và các đối tượng lao động khác: 20.000 lượt/năm.